Thần Lương Hằng Ngày

Tuần VI Phục Sinh

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa, 

Trong Tuần VI Phục Sinh này có Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, Thứ Năm ngày 18/5/2023,

thế nhưng, ngoại trừ Tòa Thánh Vatican và các dòng tu, đan việc cử hành đúng ngày,

còn các giáo phận trên thế giới sẽ dời vào Chúa Nhật VÌ Phục Sinh.

Tuy nhiên, cho dù Lễ Thăng Thiên cho đời vào Chúa Nhật VÌ Phục Sinh chăng nữa,

thì về PVLC cũng rất am hợp với chiều hướng của Tuần VII Phục sinh liên quan đến một Hiệp thông Thần linh,

như chúng ta sẽ thấy toàn bộ PVLC cho Tuần 7 Phục sinh này ở những cái links sau đây:


Tuần VI Phục Sinh

 PS.VI-A.mp3 / https://youtu.be/mW87qudr2k4

PS.VI-2.mp3

 ThánhIsidoroThủTiết.mp3 / 

https://youtu.be/AxP84URlKVY (15/5 - Thứ Hai)

PS.VI-3.mp3

PS.VI-4.mp3

PS.VI-5.mp3

 ThanhGHGioanITuDao-ThanhChristopherMagallanescungcacbanTuDao.mp3 (18/5 - Thứ Năm + phụ thêm 22/5) / 

https://youtu.be/PX60VT9o-38

ThuSauTuanVIPS.mp3

PS.VI-7.mp3

ThanhBenadinoSienna.mp3 / 

https://youtu.be/JBCSuaMUhRk (20/5 - Thứ Bảy)

 

 


Suy Nghiệm Lời Chúa

Nếu Tuần V Phục Sinh, đề tài "sự sống" được phản ảnh nơi các bài Phúc Âm về mối liên hệ thần linh giữa Thày trò với nhau cũng như giữa các trò với nhau, thì Tuần VI Phục Sinh này liên quan đến nguyên lý hiệp thông thần linh đó là Thánh Linh, Đấng được Giáo Hội bắt đầu hướng về ngay từ Tuần VI này, Đấng sẽ được Chúa Kitô Thăng Thiên, vào thời điểm 10 ngày trước biến cố Thánh Thần Hiện Xuống, nghĩa là vào Thứ Năm Tuần VI Phục Sinh này, Đấng được Chúa Kitô Thăng Thiên về cùng Cha là Đấng đã sai Người ấy, để từ Cha sai đến với Giáo Hội của Người. Và đó là lý do chúng ta thấy bài Phúc Âm hôm nay, cũng như các bài Phúc Âm trong tuần VI Phục Sinh này đều về Thánh Thần.

Thật vậy, bài Phúc Âm mở màn cho Tuần Vi Phục Sinh Chúa Nhật IV Năm A này đã cho các tông đồ thấy trước được một "Đấng Phù Trợ khác để ở cùng các con luôn mãi". Không biết bấy giờ các vị có hiểu được Thày của các vị muốn nói gì hay chăng. Không thấy các vị dồn dập hỏi Người, như phần đầu của bài Phúc Âm cùng đoạn 14 này, bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật Tuần V Phục Sinh Năm A, liên quan đến vấn đề "Thày đi dọn chỗ cho các con", như đến ý nghĩa của "con đường" (vấn đề của Tông đồ Toma), cũng như đến "Cha" (vấn đề của Tông đồ Philip).

Trong lời tiên báo "Thày đi để dọn chỗ cho các con", Chúa Giêsu còn hứa rằng "Thày sẽ trở lại", còn trong câu tiên báo về "Đấng Phù Trợ khác" ở đầu bài Phúc Âm hôm nay, Người lại nói rằng "để Ngài ở với các con luôn mãi". Nghĩa là chính vì Người sẽ bỏ các tông đồ mà đi luôn, không trở lại với các vị nữa, mới có một vị được Người gọi là "Đấng Phù Trợ khác": trạng từ "khác" đây bao gồm ít là 2 ý nghĩa: "Đấng Phù Trợ" ấy không phải là chính Người, nhưng lại đóng vai trò như Người đã từng là "Đấng Phù Trợ" các vị cho tới khi Người phải rời bỏ họ mà về cùng Cha là Đấng đã sai Người.

Có lẽ các tông đồ không sôi nổi thắc mắc dường như ngơ ngác làm sao ấy ở trong bài Phúc Âm Thứ V Phục Sinh Năm A tuần trước, như bài Phúc Âm Thứ VI Phục Sinh Năm A tuần này, là vì tiếp sau đó các vị đã được nghe Thày của các vị trấn an các vị như sau: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con". Tuy nhiên, Người sẽ không đến với các vị bằng xương bằng thịt như chính lúc Người đang nói với các vị lúc bấy giờ nữa. Mà là nơi "Đấng Phụ Trợ khác" Người gửi đến cho các vị, Đấng thay Người, đúng hơn cùng Người "sẽ ở nơi các con và ở trong các con" như "các con biết Ngài".

"Đấng Phù Trợ khác" 
này là Đấng chỉ được ban cho các vị là thành phần môn đệ được Người tuyển chọn làm tông đồ của Người để sau này được Người sai đi làm chứng về Người thôi, thành phần nhờ đó "không thuộc về thế gian" (Gioan 15:19), bằng không, một khi các vị vẫn còn thuộc về thế gian, các vị sẽ chẳng khác gì thế gian, cũng suy nghĩ, phán đoán, chọn lựa, phát ngôn, tác hành và phản ứng theo xác thịt, mà "cái gì sinh bởi xác thịt là xác thịt" (Gioan 3:6), và chính vì thế mà "thế gian không thể đón nhận" được Đấng "Thày ban cho các con" là "Đấng Phù Trợ khác", và cũng chính vì thế mà "thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài".

Và cũng chính vì các vị có "Đấng Phù Trợ khác.... ở với luôn mãi" như thế mà trong khi "thế gian sẽ không còn thấy Thày", các vị vẫn cứ tiếp tục thấy Thày, dù Thày đã ra đi "dọn chỗ cho" các vị, hay đã về cùng Cha, họ không còn thấy Người nữa, nhưng Người vẫn đang hiện diện với các vị, một cách còn sâu xa và linh thiêng thực tại hơn bao giờ hết. Nghĩa là bấy giờ, các vị không còn thấy Người bằng con mắt xác thịt của thế gian nữa, mà bằng cảm nghiệm thần linh của đức tin, dưới tác động của "Đấng Phù Trợ khác" trong các vị. Ở chỗ, "Thày sống và các con cũng sẽ sống", nghĩa là họ sống chính sự sống của Thày và sống sự sống với Thày, như "Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con".

Trong Bài Đọc 1 hôm nay, Sách Tông Vụ cho chúng ta thấy, sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên về cùng Cha của Người trên Trờiđể sai Thánh Thần xuống trên các vị tông đồ và từng vị tông đồ, nhờ đó "Thày ở trong các con", để "Thày sống và các con cũng sẽ sống", đến độ, nhờ đó, các ngài có thể thông truyền Thánh Thần cho những ai tin vào Chúa Kitô sau khi lãnh nhận Phép Rửa:

"Khi các tông đồ ở Giêrusalem nghe tin Samaria đón nhận lời Thiên Chúa, liền gởi Phêrô và Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ngài cầu nguyện cho họ được nhận lãnh Thánh Thần: vì chưa có ai trong họ được nhận lãnh Thánh Thần, họ mới chỉ được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Bấy giờ các ngài đặt tay trên họ, và họ nhận lãnh Thánh Thần".

Trong Bài Đọc 2 hôm nay, Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô cho thấy những lời khuyên của vị trưởng tông đồ đoàn này, cho Kitô hữu Do Thái mà ngài muốn nhắn nhủ, đã hoàn toàn phản ảnh đời sống chứng nhân tông đồ của ngài, bởi ngài hoàn toàn tin tưởng cậy trông vào Đấng đã chọn ngài làm vị mục tử đầu tiên thay Người chăn dắt đoàn chiên của Người, bất chấp mọi gian nan khốn khó, cho đến khi "Thày ở đâu" ngài "cũng ở đó" (Gioan 14:3). Nghĩa là ngài đã sống thế nào thì khuyên đàn chiên Kitô hữu Do Thái của mình cũng sống tin tưởng và kiên trì cho đến cùng như vậy:

"Anh em thân mến, anh em hãy tôn thờ Chúa Kitô trong lòng anh em, hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời thoả mãn cho mọi kẻ hỏi lý do của niềm hy vọng nơi anh em, nhưng phải làm cách hiền từ, kính cẩn, hãy có lương tâm ngay chính, để những kẻ lăng mạ đời sống đạo đức của anh em trong Ðức Kitô, phải hổ thẹn về điều họ gièm pha anh em. Vì nếu Thiên Chúa muốn, thì thà làm việc thiện mà đau khổ còn hơn là làm điều gian ác".

Đời sống của một Kitô hữu chứng nhân trung thực và sống động là sản phẩm của ân sủng, chứ tự họ vừa bất xứng vừa bất khả. Điển hình nhất là trường hợp của Thánh Phêrô trước và sau Chúa Kitô Phục Sinh, một người môn đệ lãnh đạo và được Thày tin tưởng nhưng lại quay ra trắng trợn chối bỏ Người, thế mà ngài đã được biến đổi để thực sự trở nên chứng cớ hùng hồn về ân sủng chữa lành và cứu độ, cho cả bản thân lẫn tha nhân. Thánh Vịnh 65 trong Bài Đáp Ca hôm nay là tâm tình hân hoan ngợi khen Thiên Chúa của những ai được ơn Chúa, nhận ra Chúa và làm tông đồ cho Chúa.

1) Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa! Hãy ca ngợi vinh quang danh Người; hãy kính dâng Người lời khen ngợi hiển vinh. Hãy thưa cùng Thiên Chúa: kinh ngạc thay sự nghiệp Chúa!

2) Toàn thể đất nước thờ lạy và ca khen Ngài, ca khen danh thánh của Ngài. Hãy tới và nhìn coi sự nghiệp của Thiên Chúa, Người thi thố những chuyện kinh ngạc giữa con cái người ta!

3) Người biến bể khơi thành nơi khô cạn, người ta đã đi bộ tiến qua sông, bởi đó ta hãy hân hoan trong Chúa! Với quyền năng, Người thống trị tới muôn đời.

4) Phàm ai tôn sợ Chúa, hãy đến, hãy nghe tôi kể lại, Chúa đã làm cho linh hồn tôi những điều trọng đại biết bao. Chúc tụng Chúa là Ðấng không hất hủi lời tôi nguyện, và không rút lại lòng nhân hậu đối với tôi.